Chuyển đến nội dung chính

Kỹ thuật trồng tiêu bền vững tăng cao thu nhập từ A – Z

 Những năm gần đây, Tiêu có giá trị kinh tế khá cao và ổn định, rất nhiều bà con tiến hành trồng tiêu để cải thiện kinh tế gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bà con phàn nàn vì năng suất tiêu không ổn định và bền vững.

Đừng quá lo lắng, việc này cũng không quá khó để cải thiện, hôm nay Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ hướng dẫn bạn cách trồng tiêu bền vững năng suất cao từ A – Z. Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Cách trồng tiêu bền vững từ a – z

1.   Chọn và chuẩn bị đất trồng

Tiêu có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau. Tuy nhiên, để tiêu có thể phát triển tốt và bền vững thì đất cần phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng.
  • Đất dốc tối đa 250º, nên ưu tiên chọn đất bằng phẳng.
  • Tầng canh tác đất dày tối thiểu 1m.
  • pH thích hợp từ 5 – 6.
  • Đất giàu mùn và các dưỡng chất.

Sau khi đã chọn được vùng đất hợp lý thì bạn hãy tiến hành cày bừa đất thật kỹ và sâu, nhặt bỏ sạch toàn bộ cỏ và tàn dư thực vật. Sau đó, vải 2 – 3 tấn vôi bột/1 ha để tiêu diệt hết nấm và sâu bệnh hại.

Xem thêm: Nên trồng tiêu gì để thu hoạch năng suất cao ?

2.  Xác định khoảng cách trồng

Tiêu sẽ trồng trên 1 trong 2 loại trụ: trụ sống hoặc trụ chết. Mỗi loại trụ sẽ được trồng với khoảng cách và mật độ khác nhau.

·    Đối với trụ chết:

Nếu là trụ bê tông thì bạn nên trồng với khoảng cách thích hợp nhất là 2.2 x 2,5m hoặc 2 x 2,5m, tức mật độ từ 1800 – 2000 trụ/ha. Trụ sẽ được đúc cao khoảng 4m.

Nếu bạn trồng trên trụ xây thì nên trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m, tương ứng với mật độ1600 trụ/ha. Nên xây trụ có chiều cao khoảng 3,5m.

·    Đối với trụ sống:

Nếu bạn lựa chọn các loại trụ sống là lồng mức, keo đậu thì nên trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m, tương ứng với mật độ 1600 trụ/ha. Nếu là cây muồn đen thì nên trồng với mật độ thưa hơn, khoảng 1100 trụ/ha, tương ứng với khoảng cách 3 x 3m.

3.  Lựa chọn giống tiêu chất lượng

Hiện nay có rất nhiều giống tiêu, trong đó, tiêu ở Vĩnh Linh, Trung Lộc Ninh được bà con lựa chọn nhiều nhất bởi dễ trồng và ít sâu bệnh.

Để tiêu cho năng suất cao và bền vững, bạn hãy chọn cây giống đảm bảo các yêu cầu như sau:

  • Cây đã được ươm tối thiểu 4 tháng tại nhà vườn.
  • Cây đã có ít nhất 1 chời và có 5 – 5 lá.
  • Có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Không có dấu hiện bị sâu bệnh.

4.  Tiến hành trồng trụ tiêu

·   Trụ sống:

Bạn nên tiến hành trồng trụ sống vào đầu mùa mưa để tận dụng được nguồn nước tưới. Sau khi trồng, bạn hãy bón phân cho cây để thúc đẩy cây phát triển.

Bạn cần tiến hành trồng trụ sống trức 1 – 2 năm tiến hành trồng tiên, bón 10 – 15g Urê + 5g KCl/cây mỗi năm 2 – 3 lần. Chăm sóc để cây phát triển thật tốt và chắc chắn để tiêu có thể bám leo tốt.

Trong thời gian chờ trụ sống phát triển thì bạn hãy tiến hành trồng trụ tạm cùng lúc với trồng tiêu. Trụ tạm sẽ được trồng với đường kính 10 – 15cm, cao 3,5m và cách trụ sống khoảng 10 – 15cm

Xem thêm: Kỹ thuật trồng tiêu srilanka tăng cao năng suất số 1 hiện nay

·    Trụ chết:

Nếu bạn trồng tiêu bằng trụ chết thì nên dựng trụ trước khi tiến hành trồng tiêu khoảng 1 – 1,5 tháng, nên trồng vào những ngày thời tiết nắng để không làm rửa sạch hồ khi trời mưa.

Trụ chết sẽ được trồng với chiều cao 3,5m và chắc chắn, không bị lung lây, đảm bảo tiêu leo bám tốt và an toàn.

5.  Tiến hành đào hố và trồng tiêu

Bạn cần chuẩn bị hố trước khi trồng tiêu tối thiểu 15 ngày. Hố trồng tiêu nên được đào với kích thước phù hợp nhất là 60 x 60 x 60cm, hố cách trụ tạm khoảng 10 – 15cm và cách trụ sống khoảng 40 – 50cm.

Sau khi đào hố xong, bạn hãy bón lót vào hố với lượng phân bón gồm: 0,3kg phân lân nung chảy + 10kg phân hữu cơ hoại mục + 0,3 kg vôi. Tất cả lượng phân bón này cần phải trộn đều với lớp đất mặt và lấp đầy vào hố trồng.

Khi tiến hành trồng tiêu, bạn hãy đào một lỗ vừa đủ ở giữa hố, sau đó xe bầu nilon của cây giống và nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố. Nên đặt bầu hơi nghiêng về phía trụ tiêu và mặt bầu ngang với mặt đất. Cuối cùng là lấp đất và nén chặt lại.

Sau khoảng 7 – 10 ngày trồng bầu cây giống thì bạn sẽ tiến hành tưới nước cho cây, nếu trời mưa thì bạn không cần phải tưới.

6. Chăm sóc tiêu sau trồng

·   Tưới nước:

Bạn sẽ tiến hành tưới nước cho cây theo từng giai đoạn phát triển. Bạn có thể định lượng nước theo theo từng thời kỳ như sau:

Khi tiêu mới trồng và ở giai đoạn kiến thiết cơ bản: Duy trì đổ ẩm liên tục cho cây trong mùa khô và cả mùa mưa.

Vào giai đoạn kinh doanh, bạn hãy duy trì lượng nước tưới để cây nuôi quả. Sau khi đã thu hoạch tiêu thì ngưng tưới nước.

Bên cạnh việc tưới nước thì bạn cần làm hệ thống thoáng nước tốt vào mùa mưa. Tiến hành vun gốc, đào rãnh để nước không bị ngập úng và gây thối rễ.

·   Trồng dặm và che chắn gió:

Sau khi trồng tiêu xong, bạn cần kiểm tra và trồng dặm ngay cây mới tại nơi cây bị hư, không có dấu hiệu phát triển. Việc này cần chấm dứt trước mùa mưa khoảng 2 tháng.

Khi trụ tiêu còn nhỏ, bạn hãy làm típ che nắng và chắn gió để bảo vệ cây tiêu. Bạn có thể làm dàn che bằng lưới công nghiệp để tăng cao hiệu quả.

·    Làm cỏ, tủ gốc:

Trong quá trình chăm sóc tiêu, bạn cần tiến hành làm cỏ theo định kỳ để có không cạnh tranh hết các dưỡng chất của cây. Trong quá trình làm cỏ bạn cần lưu ý phải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương bộ rễ.

Bên cạnh việc làm cỏ thì bạn cũng nên sử dụng rơm ra, lá cây khô để tủ xung quanh gốc tiêu, vừa giúp giữ ẩm vào mùa khô vừa hạn chế cỏ phát triển.

·   Buộc dây tiêu và tỉa cành:

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, bạn cần tiến hành buộc dây tiêu để bộ rễ không bị lung lây. Bạn chỉ nên sử dụng các loại dây mềm để buộc, không nên buộc quá chặt nhé.

Khi cây bước vào thời kỳ kinh doanh, bạn hãy tiến hành cắt bỏ các cành ác mọc ở gần gốc tiêu, các cành kém phát triển. Bạn nên cắt tỉa 2 – 3 lần khi vào mùa mưa.

Xem thêm: Chia sẻ cách trồng tiêu ở Phú Quốc năng suất cao

·   Bón phân:

Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển, bạn sẽ bón với lượng phân khác nhau. Bạn nên ưu tiên bón phân hữu cơ thay cho các loại phân hóa học để tiêu được phát triển bền vững.

Bạn có thể sử dụng phân chuồng để bón cho cây tiêu với liều lượng 15 – 20kg/trụ. Sau khi bón xong, bạn hãy dùng rơm rạ để che phủ lên để tránh mất dinh dưỡng trong phân nhé.

Như vậy, trên đây là toàn bộ cách trồng tiêu bền vững, thu hoạch năng suất cao. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ giúp bạn trồng tiêu thành công và bền vững!

Nhận xét