Cà phê từ lâu đã trở thành loại thức uống phổ biến không thể thiếu đối với con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Nó đã trở thành một biểu tượng gắn liền với các quán nước cùng những chiếc bàn dài. Đã có ai từng cầm trên tay ly cà phê và tự hỏi làm thế nào để có được một loại thức uống ngon như vậy? Đó là cả một quá trình dài để tạo ra những hạt cà phê chất lượng, sau đó đem xay và thành quả cuối cùng là ly cà phê thơm phức đen sóng sánh.
Vậy quá trình tạo ra những hạt cà phê đó diễn ra như thế nào? Thời đại ngày nay ngày càng phát triển, kỹ thuật về lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tiến bộ và có nhiều bước đột phá. Kĩ thuật trồng cây mới được áp dụng đem lại hiệu quả rất nhiều cho người trồng trọt về kinh tế và sản lượng. Trồng cà phê cũng vậy, hiện nay đã được áp dụng theo mô hình trồng cà phê công nghệ cao mang lại năng suất cao cho người nông dân.
Mô hình trồng cà phê công nghệ cao
Nhắc đến Tây Nguyên người ta liền nghĩ tới ngay tới hình ảnh những vườn cà phê sai trịu quả, nơi sản xuất ra những hạt cà phê chất lượng, hương vị đặc trưng nức lòng. Và ở nơi đây, người nông dân đã có cho mình những bước đột phá trong công trình áp dụng mô hình tạo giống trồng cà phê bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Sau 2 năm nghiên cứu, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nhân giống thành công cây cà phê bằng cách nuôi cấy mô cho ra cây giống có nhiều điểm vượt trội về chiều cao, độ lớn của cây và quan trọng là có thể sản xuất ra được một lượng lớn giống chất lượng cao chỉ trong thời gian ngắn để đáp ứng kịp thời nhu cầu tái canh cây cà phê ở khu vực Tây Nguyên.
Sau 3 năm, cây cà phê đã cho ra trái bói, năng suất trên một héc ta là từ 2 đến 3 tấn, cao hơn nhiều với phương pháp cũ từ 5%-7% và được nông dân đánh giá cao.
Quy trình của phương pháp này bao gồm 8 bước:
Bước 1: Lấy mẫu lá
Bước 2: Vô trùng mẫu lá
Bước 3: Tạo mô sẹo (tạo khối tế bào)
Bước 4: Nhân mô sẹo
Bước 5: Tái sinh phôi
Bước 6:Chuyển sang môi trường tạo cây có lá mầm
Bước 7: Tạo thành cây hoàn chỉnh
Bước 8: Huấn luyện cây làm quen với môi trường bên ngoài để có được các cây giống thành phẩm.
Xem thêm: Cách tính toán chi phí trồng cà phê chinh xác & đơn giản
Trong giai đoạn tái sinh phôi để chuyển sang môi trường tạo cây lá mầm, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp Bioreactor sẽ cho cây giống có đặc tính tốt, có bộ rễ đạt tiêu chuẩn cây trồng, làm giảm thời gian sản xuất cây cà phê từ 2-3 tháng.
Với ước tính hằng năm tái canh từ 1-3% diện tích cà phê. Khối lượng cây giống cà phê cần được sản xuất từ 5-15 triệu cây mỗi năm.
Lợi ích của việc áp dụng trồng cây cà phê công nghệ cao
Theo như lời anh H., một người nông dân trồng cà phê thuộc địa bàn Đắc Lắc, tỉnh Tây Nguyên. Từ khi gia đình anh và người dân nơi đây áp dụng mô hình này, đã đem lại rất nhiều lợi ích.
Quá trình trồng đã trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, sau 3 năm là có thể thu hoạch. Cây cà phê khi đã ra hạt có hạt đều, to hơn và có màu sắc đẹp, chất lượng và năng suất cho cao hơn, giá thành được náng lên. Ngoài ra, trên cây cà phê thành phẩm không còn hiện tượng đốm lá, đốm thân, ít sâu bệnh, cành cây phát triển tốt, thời gian chăm sóc ít đi.
Một trong lợi ích góp phần quan trọng trong nữa là việc tăng sản lượng, tăng năng suất khi mà số lượng cây giống được cung cấp đủ cho việc tái canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh chia sẻ thêm, bên cạnh áp dụng mô hình nhân giống nuôi cấy mô, anh còn kết hợp thêm một mô hình công nghệ cao đó chính là mô hình tưới tiết kiệm nước - mô hình tưới nước nhỏ giọt để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nông dân làm giàu không khó, chỉ cần biết cách áp dụng phương pháp kĩ thuật công nghệ mới có thể đem lại hiểu quả đáng mong đợi.
Nhận xét
Đăng nhận xét